Giáo trình VBA

Visual Basic for Applications (VBA) là một sự bổ sung của Microsoft’s Visual Basic, được xây dựng trong tất cả các ứng dụngMicrosoft Office (bao gồm cả phiên bản cho hệ điều hành Mac OS), một số ứng dụng của Microsoft khác như Microsoft MapPoint vàMicrosoft Visio – một ứng dụng trước đây của Microsoft; ít nhất đã được bổ sung thành công trong những ứng dụng khác nhưAutoCAD, WordPerfect và ESRI ArcGIS. Nó đã được thay thế và mở rộng trên khả năng của ngôn ngữ macro đặc trưng như WordBasic của Word, và có thể được sử dụng để điều khiển hầu hết tất cả khía cạnh của ứng dụng chủ, kể cả vận dụng nét riêng biệt về giao diện người dùng như các menu và toolbar và làm việc với các hình thái hoặc hộp thoại tùy ý. VBA có thể được sử dụng để tạo ra các bộ lọc xuất nhập cho các định dạng tập tin khác nhau như ODF.

Taì liệu : Giáo trình VBA

Tài liệu MS Project 2003

Microsoft Project là một chương trình chuyên dùng để quản lý các dự án, là chương
trình có những công cụ mạnh và thuận tiện. Microsoft Project có thể làm việc với nhiều
chế độ, nhiều công cụ, chức năng để thực hiện các thao tác tạo lập và hiệu chỉnh trên dự
án đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Tài liệu:  Huong dan Project 2003 gồm có:

Phần 1. Giới thiệu chung

Phần 2: Tạo một dự án

  1. Thiết lập một dự án mới
  2. Cách thức nhập và tổ chức các công việc
  3. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc
  4. Khởi tạo tài nguyên, nhân lực cho công việc
  5. Xem xét hệ thống công việc
  6. Cách thức lưu và mở mọt dự án

Phần 3:  Theo dõi và quản lý dự  án

  1. Theo dõi quá trình thực hiện công việc
  2.  Theo dõi mức độ sử dụng tài nguyên
  3. Theo dõi chi phí hiện tại và khả năng tài chính
  4. Xem và in báo cáo

SOIL MECHINICS

CONTENTS

Soil Mechinics
Arnold Verruijt
Delft University of Technology, 2001, 2004

  1. Introduction
  2. Classification
  3. Particles, water, air
  4. Stresses in soils
  5. Stresses in a layer
  6. Darcy’s law
  7. Permeability
  8. Groundwater flow
  9. Floatation
  10. Flow net
  11. Flow towards wells
  12. Stress strain relations
  13. Tangent-moduli
  14. On-demensional compression
  15. Consolidation
  16. Analytical solution
  17. Numberical solution
  18. Consolidation coefficient
  19. Secular effect
  20. Shear strenght
  21. Triaxial test

Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 38

Tên văn bản Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 38
Số ký hiệu 01/2014/TT-BKHĐT
Ngày ban hành 09/01/2014
Ngày hiệu lực
Người ký
Trích yếu
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch Đầu tư
Lĩnh vực Lĩnh vực 1
Thể loại Thông tư
File đính kèm TT 01/2014/TT- BKHĐT

Nghị định 38/2013/NĐ-CP Về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

Số/Ký hiệu 38/2013/NĐ-CP
Ngày ban hành 23/04/2013
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Trích yếu Về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
Cơ quan ban hành Chính phủ
Phân loại Nghị định

Sự khác biệt giữa Tiêu chuẩn và Quy chuẩn trong ngành Xây dựng

Phân biệt Tiêu chuẩn và Quy chuẩn

Trước năm 1990 các tiêu chuẩn Việt nam nói chung và tiêu chuẩn xây dựng ban hành đều ở dạng hình thức bắt buộc áp dụng; Trong đó các tiêu chuẩn chuyên ngành về xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành và đăng ký mã số vào hệ TCVN. Các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành thành TCVN. Ngoài ra Bộ Xây dựng còn ban hành các tiêu chuẩn ngành với ký hiệu 20 TCN.
Thời kỳ này tiêu chuẩn được định nghĩa : ” là một văn bản pháp quy kỹ thuật trong đó đề ra các quy định thống nhất và hợp lý được xây dựng theo một thủ tục nhất định, trình bày theo một thể thức nhất định, được một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng”. Trong định nghĩa này: tiêu chuẩn là một dạng văn bản pháp quy, trên thực tế trước năm 1990 có tới 95% các tiêu chuẩn Việt nam nói chung và tiêu chuẩn xây dựng nói riêng là bắt buộc áp dụng. Ai làm khác với tiêu chuẩn phải làm đơn xin phép ngoại lệ áp dụng tiêu chuẩn.
Từ năm 1990 trở lại đây Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển đa số các tiêu chuẩn Việt Nam sang loại tự nguyện áp dụng. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động xây dựng trong thời kỳ đổi mới và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Xây dựng đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt nam là loại văn bản pháp quy kỹ thuật bắt buộc áp dụng; Còn các tiêu chuẩn chuyên ngành xây dựng chuyển ký hiệu thành TCXD, trong đó đa số các tiêu chuẩn xây dựng thuộc loại tự nguyện áp dụng, riêng các số tiêu chuẩn liên quan đến an toàn sinh mạng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, số liệu điều kiện tự nhiên như : khí hậu, thời tiết, địa chất, thuỷ văn, động đất.v.v là bắt buộc áp dụng.
Hiện nay tiêu chuẩn Việt nam đã chấp nhận định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) như sau ” Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng cách thoả thuận trong đó nêu ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay kết quả của các hoạt động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại nhằm đạt được mức độ tối ưu, trong một hoàn cảnh nhất định “, với quan điểm định nghĩa trên, để phù hợp với công tác quản lý hoạt động xây dựng, Ngành xây dựng đã quy định cụ thể về hai loại văn bản là Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng với định nghĩa như sau (theo Quyết định 25/2001 QĐ-BXD ngày 4/9/2001) :
– Quy chuẩn xây dựng: Là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu tối thiểu mang tính bắt buộc tuân thủ đối với mọi hoạt động liên quan đến xây dựng cơ bản và tình trạng sức khoẻ của người ở trong công trình xây dựng. Quy chuẩn xây dựng có hai dạng cơ bản:
+ Quy chuẩn mục tiêu: là các quy định hướng dẫn cơ bản chung, thiết lập các yêu cầu tối thiểu hướng tới mục tiêu cần đạt được
+ Quy chuẩn cụ thể: là các quy định được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu, có bao gồm các yêu cầu cụ thể, trong trường hợp cần thiết có các hướng dẫn chi tiết rõ ràng nhằm giảm thiểu các hiểu nhầm khi áp dụng quy chuẩn.
– Tiêu chuẩn xây dựng : Là những quy định nguyên tắc, nguyên lý chung, các định mức, các hướng dẫn về kỹ thuật kinh tế cụ thể có liên quan đến hoạt động xây dựng; bao gồm những quy định thống nhất được được trình bày dưới dạng văn bản pháp quy kỹ thuật, theo một thể thức nhất định, trong một khung cảnh nhất định, nhằm đạt được một mức độ để làm căn cứ đánh giá đối với một vấn đề kinh tế kỹ thuật cụ thể hoặc tiềm ẩn trong xây dựng.
Các định nghĩa trên đã được hoàn chỉnh và cô đọng trong Luật Xây dựng được Quốc hội khoá X thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 26/2003/L-CTN ngày 10/12/2003; Tại khoản 19 và 20 Điều 3 Luật Xây dựng đã định nghĩa về Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng như sau :
– Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
– Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan , tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.

Thông tư 42/2010/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về công trình thủy lợi

TT 42_2010_TT-BNNPTNT

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 02 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
công trình thủy lợi:
1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thành phần, nội dung lập Báo cáo đầu tư, Dự
án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án thủy lợi.
Ký hiệu: QCVN 04 – 01: 2010/BNNPTNT
2. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật
và thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy lợi.
Ký hiệu: QCVN 04 – 02: 2010/BNNPTNT
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Cục trưởng
Cục Quản lý xây dựng công trình, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ
chức thực hiện./.